Hiển thị các bài đăng có nhãn tin-tuc. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tin-tuc. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 11 tháng 3, 2016

Hướng dẫn mẹ tắm cho bé sơ sinh đúng cách

Tốt nhất nên tắm bé mỗi ngày một lần để giữ vệ sinh cho bé. Nếu bé có da khô có thể tắm bé hai ngày một lần, những ngày không tắm cũng nên lau rửa bé bằng khăn sạch và nhất là phải giữ cho bộ phận sinh dục của bé luôn sạch sẽ.
Da bé lúc này còn quá mỏng manh và cũng không có gì là bẩn nên bạn không cần phải sử dụng sữa tắm hay xà bông cho bé mà chỉ cần tắm bé bằng nước ấm và sạch là đủ. Khi pha nước nóng nhớ dùng tay bạn kiểm tra xem nước có quá nóng hay không, để tránh làm bé bị bỏng.
Bạn chỉ được sử dụng nước sạch để lau mặt bé, không được dùng xà bông hay sữa tắm. Lau mắt bé nhẹ nhàng khi mắt bé nhắm lại và lau kỹ ghèn ở góc mắt của bé, có thể sử dụng một góc khăn mặt để thực hiện. Dùng khăn để lau chùi tai bé, không dùng tăm bông.
Bạn cũng nên nhớ gội đầu cho bé trong những lần tắm. Dùng một chiếc khăn sữa nhúng vào nước và nhẹ nhàng lau đầu bé với chiếc khăn còn sũng nước đó, lặp lại nhiều lần cho đến khi đầu bé sạch sẽ. Dùng một chiếc lược mềm chải đầu cho bé sau khi tắm gội để cho lớp gây trên đầu bé bong tróc dần đi, tránh cào xước quá mạnh có thể gây chảy máu và làm đau bé, thậm chí nhiễm trùng.
Nên tắm bé trong phòng kín gió, nếu bé quá nhỏ có thể tắm bé trong phòng ngủ để kín gió.
             
Các bước tắm cho bé
  • Bạn cần chuẩn bị:
  • Hai thau nước ấm sạch, mực nước vừa phải, không quá nhiều.
  • Hai cái khăn lông nhỏ, một khăn sữa. Bạn trải hai khăn lông sẵn trên giường.
  • Một bộ đồ ấm để bé mặc sau khi tắm.
  • Vớ tay và vớ chân của bé.
  • Dầu khuynh diệp.
  • Một chiếc tả giấy.
  • Bông gòn ướt cắt miếng độ khoảng hai ngón tay.
  • Lược mềm để chải đầu bé.

Khi tắm cho bé
  • Lau mặt cho bé: Bước đầu tiên khi tiến hành tắm cho bé, bạn ngồi bên cạnh hai thau nước tắm, quần áo bé vẫn giữ nguyên không cởi, đặt bé nằm gọn trong lòng Bạn, đầu bé nằm trên một bàn tay của bạn. Bạn dùng tay còn lại nhúng khăn sữa vào thau nước đầu tiên, vắt hơi khô và nhẹ nhàng lau mặt bé thật sạch sẽ, nhớ lau sạch cả hai khoé mắt bé.
  • Gội đầu cho bé: Nâng đầu bé lên phía trên thau nước (người bé vẫn nằm trong lòng bạn), dùng tay không thuận năng trọn đầu bé trong lòng bàn tay, tay kia dùng khăn sữa nhúng nước lau đầu bé như đã hướng dẫn trên và sau đó vắt khô khăn sữa lau đầu bé lại cho khô. Tránh dùng ca múc nước xối lên đầu bé, vì bé có thể giật mình sợ hãi và nước có thể tràn vào mắt mũi bé nếu bạn sơ ý gây sặc nước.
  • Tắm thân cho bé: Cởi quần áo bé ra và nhẹ nhàng đặt bé vào thau nước sao cho bé có tư thế nửa nằm nửa ngồi trong thau nước, đầu bé tựa lên một cánh tay của bạn và cánh tay này cũng được vòng qua ngang vai bé với bàn tay giữ chặt nách và cánh tay bên ngoài của bé. Tay còn lại dùng khăn sữa nhẹ nhàng khoát nước lên rửa sạch người bé, nên lưu ý rửa sạch cả phần cổ bé, các kẽ ngón tay và hai nách bé, đừng làm ướt rốn bé nếu rốn bé chưa rụng và khô lại. Sau đó, rửa sạch bộ phận sinh dục của bé (nếu là bé gái chỉ rửa bộ phận sinh dục bên ngoài mà thôi, tránh lau rửa bên trong), tiếp đến nhẹ nhàng kỳ cọ hai chân bé.
  • Chuyển bé qua thau nước sạch thứ hai và khoát nước tráng lại người bé cho sạch.
  • Sau khi tắm gội cho bé xong, bạn nên nhanh chóng đặt bé lên khăn tắm đã trải sẵn trên giường và ủ bé lại cho ấm, lau khô hết người bé và dùng cái khăn tắm còn lại lau lại một lần nữa cho bé thật khô ráo. Bạn nhớ lau chùi cho tai bé khô nữa nhé và nhẹ nhàng lau hai cửa lổ mũi bé cho khô sạch.

Sau khi tắm xong cho trẻ, bạn nên:
  • Lấy miếng bông gòn ướt lau chùi bộ phận sinh dục bé (nếu là bé gái).
  • Làm vệ sinh rốn cho bé (nếu bé chưa rụng rốn) theo hướng dẫn ở bài viết trước đây
  • Mặc quần áo ấm cho bé, mang vớ tay vớ chân cho bé.
  • Thoa dầu khuynh diệp vào hai lòng bàn tay bạn, xoa nhẹ tay với dầu lên đỉnh đầu và hai lòng bàn chân, đừng quên thoa một ít vào lưng bé nữa nhé.
  • Nhẹ nhàng chải đầu cho bé.
  • Sau khi tắm nên cho bé ở trong phòng kín độ 30 phút và tránh gió lùa. Không nên ngâm mình bé trong nước quá lâu bé sẽ bị cảm, đối với bé ở hai tuần tuổi mỗi lần tắm cho bé chỉ cần 7 đến 10 phút là đủ vì bé không quá dơ lắm đâu.

Mẹ mặc áo cho bé sơ sinh thế nào ?

Bé mới chào đời, việc mặc gì cho bé cũng cần được chú ý để luôn giữ được thân nhiệt cho trẻ. Hãy thay đổi trang phục cho bé tùy theo mùa. Nếu trời lạnh bạn nên cho bé mặc quần áo bằng vải dày (nhưng phải rút mồ hôi), và khi ra ngoài trời phải có áo len dày (áo len có mũ đi cùng là tốt nhất), chân phải mang tất để giữ ấm, tay bé đeo vớ tay (Bạn nên lưu ý các sơi chỉ thừa bên trong vớ tay, nó có thể kẹt vào ngón tay bé và nó có thể làm cho bé đau). Bạn hãy lộn ngược các vớ tay, vớ chân ra và cắt đi hết các sợi chỉ thừa bên trong ngay sau khi mua về sử dụng cho bé.

Mũ len móc chuột Mickey cho bé 0-6 tuổi
Tuy nhiên nếu bạn ủ ấm bé bằng quá nhiều quần áo dàychăn bông có thể khiến bé bị tăng thân nhiệt và quấy khóc do nóng bức. Hãy sờ vào ót sau cổ bé để có thể biết được bé quá nóng hay bị quá lạnh (nếu ót bé quá nóng mà không ra mồ hôi có nghĩa là bé bị quá lạnh, còn nếu ót bé quá nóng mà đổ đầm đìa mồ hôi có nghĩa là bé đang bị ủ nóng quá mức.)

Chủ Nhật, 28 tháng 2, 2016

Sai lầm thường gặp khi trẻ sơ sinh bị sổ mũi

Thời tiết chuyển mùa trẻ nhỏ hệ hô hấp chưa hoàn thiện rất dễ bị mắc các bệnh về đường hô hấp, trong đó có sổ mũi. Việc chăm sóc trẻ sổ mũi không đúng cách sẽ làm cho tình trạng bệnh nặng nề hơn.
  1. Hút mũi bằng miệng/ xi lanh
Trẻ sơ sinh khi sổ mũi thường dễ bị ngạt mũi hoặc nhiều đờm gây khó thở, khò khè. Mẹ dùng miệng hút mũi cho con rất dễ mần bệnh trong miệng lây sang cho bé. Khiến cho tình trạng bệnh của bé ngày một nặng thêm.
Khi mẹ rửa mũi cho bé bằng xi lanh nếu không làm đúng sẽ rất nguy hiểm, có thể làm trẻ sặc và nước sẽ tràn vào màng phổi. Mỗi lần chọc sâu ống hút vào mũi trẻ để hút thì áp lực ấy sẽ hút niêm mạc mũi lên. Nhiều lần làm sẽ gây phù nề niêm mạc mũi nhiều hơn mà nghẹt mũi vẫn kéo dài, không tốt cho trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh.
tre-so-sinh-bi-so-mui
Dùng silanh rửa mũi cho bé có thể khiến bệnh nặng hơn
  1. Nhỏ nước tỏi ép
Hiện nay, các bà mẹ thường truyền nhau cách ép nhánh tỏi rồi trộn với nước muối sinh lý nhỏ vào mũi của bé để trị chứng hắt hơi, sổ mũi.
Việc nhỏ nước ép tỏi không làm khỏi bệnh cho bé mà còn cực kỳ nguy hiểm. Tỏi chứa chất allicin có thể diệt vi trùng và vi nấm. Nó có thể phòng ngừa cúm và điều trị cúm. Tuy nhiên, việc nhỏ nước tỏi ép vào mũi là rất nguy hiểm vì nó dễ gây nóng rát, phù nề có thể làm bỏng niêm mạc mũi của trẻ.
  1. Rửa mũi quá nhiều
Mũi có cơ chế tự làm sạch. Rửa mũi nhiều làm mất đi chất nhầy tự nhiên trong khoang mũi. Nếu mất đi chất nhầy này, trẻ càng dễ bị khô mũi, nhiễm khuẩn mũi, gây tổn thương niêm mạc mũi, dễ bị viêm hơn.
Việc dùng quá thường xuyên cũng có thể làm teo niêm mạc mũi, ảnh hưởng đến chức năng thở, khứu giác. Chỉ nên dùng nước muối sinh lý rửa sạch trước khi nhỏ thuốc trị ngạt mũi khi trẻ có triệu chứng ngạt mũi, sổ mũi, có nước mũi trong, mũi đặc.
sai-lam-khien-be-bi-so-mui-nang-hon
Rửa mũi quá nhiều khiến mũi bị khô, khiến bệnh nặng hơn
  1. Lạm dụng thuốc nhỏ mũi
Thuốc nhỏ mũi dùng không đúng sẽ gây một số biến chứng, nhất là ở trẻ em như ức chế vỏ thượng thận tiết hormone làm tăng giữ muối, nước, ứ đọng mỡ ở một số bộ phận như mặt, tăng đường huyết.
Tốt nhất khi trẻ sổ mũi và đau họng kéo dài, sốt cao… cần đưa đi khám để tìm nguyên nhân và điều trị kịp thời các mẹ nhé !

Thứ Sáu, 26 tháng 2, 2016

Công dụng của kem chữa bỏng và chống hăm Sudo

Sở dĩ kem chữa bỏng, chống hăm Sudo có chứa nhiều những công dụng tuyệt vời vì trong thành phần của dòng sản phẩm này có chứa nhiều những chất hoạt tính có thể ức chế quá trình sinh sôi nảy nở, viêm nhiễm của các loại vi khuẩn, nấm ngữa gây ra trên cơ thể con người.
Đặc biệt, trong Sudo có chứa các thành phần như:
  • Zinc Oxide Ph.Eur 15.25%
  • Benzyl Alcohol B.P 0.39%
  • Benzyl Benzoate B.P 1.01%
  • Benzyl Cinnamate Water
  • Liquid Paraffin
  • Sodium benzoate
  • Lavender fragrance
Một vài những chất hoạt tính nêu trên đã có thể chứng tỏ được rằng: Sudo là một dòng kem cao cấp, chỉ chứa những thành phần tự nhiên, chính vì thế mà chúng lại siêu an toàn đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Nhiều bậc phụ huynh luôn cảm thấy ái ngại khi cho con dùng kem chống hăm mà chúng có độ bết dính, bóng khó chịu. Với kem Sudo, tình trạng này sẽ ngay lập tức được loại bỏ bởi vì kem được nghiên cứu từ đội ngũ y bác sỹ chuyên khoa Nhi hàng đầu tại Anh.
Đội ngũ y bác sỹ giàu kinh nghiệm đã dựa trên những đặc điểm của da trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, hướng đến phục vụ những mong muốn của các bậc phụ huynh nên hạn chế được những nhược điểm của nhiều những dòng kem chống hăm khác.
Bên cạnh công dụng chính là chống hăm, thành phần thảo dược có trong dòng sản phẩm này cũng có tác dụng phfong và điều trị muỗi đốt
Nếu bé của mẹ bị muỗi đốt, chỉ cần thoa một ít kem bôi chống hăm vào vùng da bị muỗi đốt, mẫn đỏ ngứa sẽ lặn ngay sau ít giờ đồng hồ.
Đối với những ai bị đứt tay thì sử dụng kem Sudo thoa ngay vào vết thương hở cũng có tác dụng làm liền vết thường, da nhanh khô, lành và không để lại sẹo.
Bên cạnh đó, bố mẹ có thể dụng kem Sudo trong việc điều trị bệnh trĩ nhé.
Vô vàn những công dụng tuyệt vời từ kem chống hăm Sudo đối với các thành viên trong gia đình bạn. Tưởng chừng như đơn giản nhưng kem Sudo lại vô cùng cần thiết đấy nhé.

Những lưu ý nhỏ trong phòng và điều trị hăm tã

Mặc dù hiện nay đã có rất nhiều những dòng kem chữa hăm hiệu quả dành cho cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, quá trình đóng bỉm cho be,s mẹ cần lưu ý một vào những chi tiết nhỏ sau:
  • Cố gắng thay bỉm cho bé càng sớm càng tốt
  • Hạn chế đóng bỉm nếu không cần thiết
  • Vệ sinh sạch sẽ trước và sau mỗi một lần đóng bỉm
  • Đợi cho da của bé khô ráo thực sự mới bôi kem chống hăm và đóng bỉm
  • Sử dụng một loại kem cho việc phòng và điều trị hăm. Nếu sau tối đa 5 – 7 ngày, tình trạng của bé vẫn không được cải thiện thì bố mẹ có thể ngưng sử dụng kem và hỏi ý kiến của bác sỹ nhé.